STT |
Câu hỏi |
Trả lời |
1 |
Nước lọc bằng máy RO Watek có tốt hơn nước tinh khiết đóng chai không?
|
Trả lời: Sử dụng nước lọc từ máy RO Watek tốt hơn nước tinh khiết đóng chai. Lý do là các cơ sở sản xuất nước đóng chai thường thu hồi về một lượng lớn chai lọ mà không thể vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ chúng. Hơn nữa, họ tái sử dụng tối đa các loại lõi lọc, các đường ống dẫn nước, vòi nước ... chất lượng thấp để giảm giá thành sản phẩm. Chính điều này gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Phần lớn các dây chuyền đóng chai, các loại máy lọc RO công suất lớn hiện nay dùng màng RO có chất lượng thấp hơn màng RO của máy dùng với quy mô gia đình. Máy lọc nước R.O Watek sử dụng màng Pentair, là màng có chất lượng cao nhất hiện nay. Vậy nên, bạn và gia đình có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng nguồn nước được lọc bởi máy lọc nước R.O Watek. |
2 |
Máy lọc nước RO Watek hoạt động liên tục như vậy, liệu có tốn kém điện hay không? |
Trả lời: Mặc dù nguồn điện máy lọc nước cắm liên tục, nhưng lại không tốn điện năng, bạn thậm chí không cảm nhận thấy sự thay đổi về chỉ số tiêu thụ điện của gia đình mình vì trung bình mỗi tháng, máy lọc nước chỉ tiêu tốn khoảng 2 Kw điện mà thôi. (Khi lượng nước trong bom chứa nước đầy, máy sẽ tự động ngắt điện, nhờ vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm không bị lãng phí điện năng) |
3 |
Có thể uống trực tiếp nước từ máy lọc nước RO Watek hay không? Liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? |
Trả lời: Dùng để uống luôn Thực tế, việc uống luôn liên quan đến việc xử lý vi sinh (khử khuẩn). Để diệt khuẩn, có rất nhiều phương pháp: đun sôi, dùng đèn cực tím, dùng chất kháng khuẩn mạnh mẽ như bạc...nano bạc, xử lý ozon... Màng RO là một cách khác để tách vi khuẩn. Kích thước màng khoảng 0,001 micro..trong khi đó vi khuẩn có kích thước khoảng 0,05 micro, lớn hơn rất nhiều kích thước màng... sẽ bị chặn lại phía bên ngoài và theo đường nước thải đi ra ngoài. Công nghệ RO vượt lên trên các cách khử khuẩn trên là ngoài việc loại trừ vi khuẩn mà còn tách hẳn những chất độc hại như Asen, chì, thuỷ ngân... ra khỏi nước. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng nguồn nước lọc tinh khiết này. |
4 |
Có thể sử dụng nước thải từ máy lọc nước không? |
Trả lời: Dùng rất tốt Đây là nước thải của màng RO chứ không phải nước thải thông thường. Màng RO đứng ở vị trí thứ 4 trong hệ thống lọc nước. Nước đầu vào, sau khi qua ba lõi lọc đã được xử lý hết cặn > 1 micro và mùi, thuốc trừ sâu... tới màng lọc RO, phần nước tinh khiết đi qua màng chứa và bình.. phần còn lại mang theo vi khuẩn, các vi khoáng độc hại theo đường nước thải đi ra ngoài. Như vậy, nước thải của máy lọc sẽ sạch hơn nước cấp đầu vào. Có thể tái sử dụng vào việc khác hoặc quay trở lại bể ngầm, đổ đi.. Tuy nhiên, không dùng nước thải để nấu ăn, uống vì có thể nồng độ các chất độc hại đã tăng cao. |
5 |
Máy lọc nước R.O Watek có lọc hiệu quả được nguồn nước giếng khoan không? |
Trả lời: Về lý thuyết, khi bạn chọn công nghệ RO để lọc nước, có nghĩa là không cần quan tâm đến nước đầu vào. Chất lượng nước đầu ra luôn đảm bảo để nấu ăn và uống luôn được. Tuy nhiên, chất lượng nước đầu vào thấp, đồng nghĩa với việc sớm phải thay lõi lọc. Kiểm tra nước bằng mắt thường, nước trong là có thể yên tâm sử dụng máy lọc RO. Các trường hợp nước giếng khoan đục nên được lọc sơ bộ qua bể cát trước khi đưa vào máy. Đối với máy lọc nước thông thường trên thị trường, họ dùng màng RO (Down), chỉ tập trung xử lý hiệu quả nguồn nước máy (TW: Tap Water), có chỉ số đo bằng TDS (đo tổng lượng chất rắn hoà tan trong nước). - Máy lọc nước R.O Watek được trang bị màng RO Pentair của Mỹ– sử dụng công nghệ màng mới tập trung vào cả nguồn nước Giếng khoan và nước máy ở Châu Á (lọc hiệu quả cho nước có TDS lên đến 2000ppm). Có thể chứng minh thực nghiệm bằng cách lắp Màng Mỹ cùng loại và màng Pentair vào cùng một máy, cùng một lượng nước đầu vào với cùng chỉ số TDS thì màng Pentair sẽ mang lại lượng nước tinh khiết nhiều hơn. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì máy lọc nước Watek có khả năng làm tinh khiết không những nguồn nước máy mà cả nguồn nước giếng khoan. |
6 |
Để có 1 lít nước tinh khiết mất bao nhiêu lít nước thải?
|
Trả lời: Lượng nước thải ở máy mẫu cơ bản gấp khoảng 3 lần lượng nước tinh khiết. Trong thực tế sử dụng cần phải thường xuyên vệ sinh lõi lọc và màng RO để duy trì tỉ số này. Nếu như hệ thống quá bẩn, ít được vệ sinh, lượng nước thải sẽ nhiều hơn. |
7 |
Bao lâu phải thay lõi lọc?
|
Trả lời: Thật khó có câu trả lời chính xác trong trường hợp này. Thông thường, lõi lọc số 1 (5 micron) - 3 đến 6 tháng, lõi lọc số 2 (lõi CIF 3 trong 1)- 6 đến 9 tháng, lõi lọc số 3 (lõi CIF 3 trong 1) - 9 đến 12 tháng, màng lọc RO - từ 36 đến 48 tháng. Câu trả lời từ nhà sản xuất chỉ mang tính chất định tính. Thực tế, việc thay lõi lọc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước đầu vào và tần suất sử dụng của gia đình. Thông thường, các máy lọc RO thường bố trí cốc lọc số 1 trong suốt để khách hàng có thể tự nhận biết khi nào nên cần vệ sinh hay thay thế lõi lọc. Lõi lọc số 1sẽ là lõi thay thế thường xuyên nhất. |
8 |
Có thể tự vê sinh màng RO không?
|
Trả lời: Màng RO có kích thước khoảng 0,001 micro. Không thể vệ sinh bằng phương pháp thông thường (mở ra, cọ rửa bằng nước sạch) Tuy nhiên, ở các máy chất lượng cao như Watek, máy tự động vệ sinh màng RO mỗi khi màng bẩn, nhờ đó giúp tiết kiệm lượng nước và nâng cao tuổi thọ lõi lọc.
|
9 |
Uống nước qua máy lọc RO có bị thiếu khoáng chất không?
|
Trả lời: Về lý thuyết, việc uống nước tinh khiết sẽ gây ra thiếu những vi chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ở máy lọc RO Watek, để khắc phục nhược điểm này. Lõi lọc tạo khoáng và lõi tạo kiềm Alkaline, ngoài chức năng cân bằng độ PH còn có chức năng bổ sung các vi khoáng cần thiết cho cơ thể, giúp lưu thông máu, giảm độc và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu không lắp hai lõi này, chúng ta cũng không cần thiết phải lo lắng lắm vì nggoài nước, các thực phẩm sử dụng hàng ngày cũng bổ sung lượng chất khoáng rất lớn. |
Các bài khác
- Tìm hiểu về máy lọc nước (26.12.2012)
- LỊCH SỬ CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC THẨM THẤU NGƯỢC (18.12.2012)
- ĐÈN CỰC TÍM (UV) TRONG XỬ LÝ NƯỚC CÓ TÁC DỤNG GÌ? (18.12.2012)
- TÌM HIỂU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO (18.12.2012)